Qua đời Hiếu_Hiền_Thuần_hoàng_hậu

Đông tuần băng thệ

Năm Càn Long thứ 13 (1748), tháng giêng, Càn Long Đế cùng Phú Sát Hoàng hậu bồi giá Thái hậu, cùng chúng tần phi đại giá tuần du Đông tuần. Cuộc Đông tuần quy mô lớn đi về phía Đông, có yết Khổng Miếu (miếu thờ Khổng Tử), lại lên núi Thái Sơn.

Ngày 24 tháng 2, đoàn Đông tuần của hoàng gia đi vào Sơn Đông, du lãm trứ danh Khổng miếu. Ngày hôm sau, ở Khổng miếu cử hành long trọng thích điện điển lễ, ngày này còn yết kiến Khổng Lâm. Ngày 29 tháng 2, đội tuần du bước lên núi Thái Sơn, tham quan thắng cảnh. Ngày 4 tháng 3, đến Tế Nam du lãm suối Bác Đột. Ngày 8 tháng 3, Càn Long Đế phụng Hoàng thái hậu hồi loan, bước lên lộ trình hồi kinh. Ngày 11 tháng 3 ấy (tức 8 tháng 4 dương lịch), đoàn Đông tuần của Hoàng gia bỏ xe lên thuyền, nương theo kênh đào thủy lộ để hồi kinh. Ngay đêm đó, giờ Hợi, Hoàng hậu Phú Sát thị qua đời trong khi hồi loan bằng thuyền Chu thứ (舟次) của Đức Châu, hưởng niên 37 tuổi.

Càn Long Đế lập tức đem tin Hoàng hậu bạo băng lên Thái hậu, sau đó Thái hậu đến thuyền xem Hoàng hậu, cả hai mẹ con thương tiếc Hoàng hậu rất lâu. Sau đó, Hoàng đế lệnh Trang Thân vương Dận Lộc, Hòa Thân vương Hoằng Trú cung phụng Hoàng Thái hậu ngự thuyền hoãn trình hồi kinh, còn mình tự ở Đức Châu lo liệu tang sự của bà. Ngày 14 tháng 3, Càn Long Đế hộ tống Phú Sát Hoàng hậu tử cung đến Thiên Tân, Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng tại đây nghênh giá.

Ngày thứ 16 tháng 3, tử cung của Hoàng hậu tới Thông Châu, tạm an tại điện bên, lại mệnh từ Thân vương xuống, đến Tam phẩm quan viên trở lên tụ tập đầy đủ tại Thông Châu, các Hoàng tử ở trước Hoàng hậu tử cung tế tửu, khóc tang hành lễ. Cùng ngày giờ Tuất, Hoàng hậu tử cung đến kinh. Văn võ quan viên cùng Công chúa, Hoàng tử Phúc tấn trở xuống; Đại thần quan viên, Mệnh phụ, Nội phủ Tá lãnh Nội quản lãnh phân ban tụ tập đầy đủ, lụa trắng phục quỳ nghênh. Từ Đông Hoa môn nhập Thương Chấn môn, phụng an tử cung Hoàng hậu tới sinh thời cư trú Trường Xuân cung. Càn Long Đế từ đó vận phục trắng 12 ngày, thân đến trước tử cung tế rượu, từ đó thẳng đến khi tử cung nhập địa cung, đầy 2 năm tế lễ cuối cùng, đều do Càn Long Đế đích thân tự mình đến trí tế, mà không phái bất kì ai thay thế.

Thân định thụy hiệu

Ngày 22 tháng 3 (âm lịch) năm ấy, Càn Long Đế đích thân đặt thụy hiệu cho Hoàng hậu Phú Sát thị là Hiếu Hiền Hoàng hậu (孝賢皇后), nói về bà như sau: ["Lịch quan cổ chi Hiền hậu. Cái thật vô dĩ gia tư"; 历观古之贤后。盖实无以加兹].

Từ trước đến nay, cách đặt thụy hiệu của triều Thanh là đầu tiên Hoàng đế có muốn hay không muốn Cấp thụy, gọi là [Lệ cấp thụy]. Khi quyết định thì đều dụ Lễ bộ soạn sẵng thụy hiệu vào giấy, thường là một lúc 3 tờ, ghi rõ thụy pháp (ý nghĩa của chữ thụy), phiên bản Mãn văn đầy đủ rồi dâng lên cho Hoàng đế ngự chọn. Vào lúc Hoàng đế ngự chọn cũng có thể đặt bút phê bình, phê duyệt, sửa chữa ý nghĩa của chữ,... cho đến khi có thụy hiệu ưng ý rồi quyết định chọn chữ ấy. Về cơ bản, việc đặt thụy hiệu của triều đình không phải trực tiếp Hoàng đế nghĩ ra, nhưng Càn Long Đế cuối cùng lại tự chính mình đặt ra thụy hiệu cho Phú Sát Hoàng hậu.

Căn cứ theo 《Thanh thực lục》 đời Càn Long, Hoàng đế ra chỉ dụ nói[9]:

丙午。谕礼部。皇后富察氏。德钟勋族。教秉名宗。作配朕躬。二十二年。正位中宫。一十三载。逮事皇考。克尽孝忱。上奉圣母。深蒙慈爱。问安兰殿。极愉婉以承欢。敷化椒涂。佐忧勤而出治。性符坤顺。宫廷肃敬慎之仪。德懋恒贞。图史协贤明之颂。覃宽仁以逮下。崇节俭以禔躬。此宫中府中所习知。亦亿人兆人所共仰者。兹于乾隆十三年三月十一日崩逝。眷惟内佐。久藉赞襄。追念懿规。良深痛悼。宜加称谥。昭茂典于千秋。永著徽音。播遗芬于奕禩。从来知臣者莫如君。知子者莫如父。则知妻者莫如夫。朕昨赋皇后挽诗。有圣慈深忆孝。宫壸尽称贤之句。思惟孝贤二字之嘉名。实该皇后一生之淑德。应谥为孝贤皇后。所有应行典礼。尔部照例奏闻。

.

Ngày Bính Ngọ, dụ Lễ bộ. Hoàng hậu Phú Sát thị, đức chung huân tộc, giáo bỉnh danh tông, tác phối với Trẫm đã 22 năm, chính vị Trung cung đã được 13 năm. Khi phụng sự Hoàng khảo thật sự có hiếu tâm, thượng phụng Thánh mẫu có được tình yêu mến. Khi vỗ về chốn Lan điện, khiến khắp nơi đều vui vẻ hòa thuận, làm yên vui Thánh mẫu an dưỡng. Dạy dỗ hậu phi, cực nhọc vất vả mà vẫn quán xuyến đầy đủ. Lại tính ôn thuận, khiến khắp cung đình kính thận uy nghi. Đức độ sáng ngời, nên có được sự ca tụng hiền minh. Lại dùng nhân tâm đãi kẻ dưới, dùng cung kiệm làm phương châm, nên trong ngoài cung đình đều bắt chước học theo, khiến người người đều ngưỡng vọng.

Năm Càn Long thứ 13, ngày 11 tháng 3, Hậu bất hạnh băng thệ. Nay nhìn lại sự tá trợ nội cung, mà tâm trạng rối bời bi thống, cắn rứt không thôi. Gặp điển chế nên gia tôn xưng thụy, nhằm để về sau hậu duệ điển chương tôn vinh vĩnh cữu. Cũng là truyền mãi đức sáng ngời của Hậu, cho đời sau biết đến tiếng thơm. Từ trước đến nay, biết rõ thần tử chỉ có quân vương, biết rõ con không ai bằng cha, như vậy biết rõ thê tử chỉ có phu quân. Trẫm khi sáng tác vãn thi cho Hoàng hậu, có câu "Thánh từ thâm ức Hiếu, Cung khổn tẫn xưng Hiền" (聖慈深憶孝,宮壸儘稱賢), như vậy thấy 2 chữ ["Hiếu Hiền"; 孝賢] quả thật có thể hình dung sự thục đức cả đời của Hoàng hậu, nên cho thụy hiệu là Hiếu Hiền Hoàng hậu.

Những lễ nghi thì theo điển lễ mà làm, rồi các khanh tấu trình cho Trẫm nghe.

— Dụ Lễ bộ, chỉ định thụy hiệu của Càn Long Đế

Bên cạnh đó, có một thuyết xuất xứ thụy hiệu của Hoàng hậu, là theo 《Thanh sử cảo》: ["Ngày trước, Hoàng quý phi Cao Giai thị mất (tức Tuệ Hiền Hoàng quý phi), Thượng thân đặt thụy chữ Tuệ Hiền 慧賢, Hoàng hậu ở bên cạnh nói rằng: "Thiếp ngày nào đó băng ngự quy thiên, có thể lấy 2 chữ Hiếu Hiền 孝賢 làm thụy hiệu chăng?", đến đây Thượng mới dùng chữ đó làm thụy"].

Hiếu Hiền Hoàng hậu

Ngày 25 tháng 3, tử cung của Đại Hành Hoàng hậu được phụng di đến Quan Đức điện (观德殿) ở núi Cảnh Sơn. Ngày 21 tháng 5, Càn Long Đế thân ngự Thái Hòa môn, lấy Trang Thân vương Dận Lộc làm Chính sứ, Bình Quận vương Phúc Bành (福彭) làm Phó sứ, chính thức tiến hành sách thụy lễ[10]. Chiếu cáo thiên hạ[11].

Sách thụy văn viết:

Hiếu Hiền Hoàng hậu triều phục

内治丕昭。夙播周南之雅化。坤仪懋著。宜扬妫汭之芳声。稽茂典于容台。易名綦重。备鸿章于閟寝。命册攸崇。琬刻初呈。瑶缄永焕。惟皇后祥钟勋族。教秉名宗。柔嘉协图史之规。淑慎表珩璜之度。荷皇考之慈命。作配朕躬。蒙皇妣之褒称。深嘉至性。肃自坤宁正位。每宵旰之相资。常偕萱殿承欢。实凊温之是代。奉神灵之统。克嗣徽音。端宫府之型。宏宣令问。礼修茧馆。俭勤则躬曳练衣。恩洽椒涂。仁恕则泽均樛木。综平生之懿行。莫罄揄扬。荐壹惠之鸿名。用垂久远。式循彝典。爰布明纶。在昔黔娄。谥定于其妻。亦越展禽。诔传于乃妇。盖由伉俪之笃。匪朝伊夕以相从。斯能纤悉无遗。有美而文之备至。追思皇后之淑德。惟朕知之为最深。畴咨谥典之隆称。自朕衡之而允协。惟贤与孝。实乃兼优。曰孝且贤。词无溢美。兹以册宝。谥曰孝贤皇后。于戏。阐扬至行。寸心可信于千秋。约举大端。两字实该夫众善。金章龙纽兰宫之宝器犹新。香检鸾书黼帐之琅函肇设。祇膺宠贲。默鉴追思。哀哉。  

...

Nội trị phi chiêu. Túc bá chu nam chi nhã hóa. Khôn nghi mậu trứ. Nghi dương quỳ nhuế chi phương thanh. Kê mậu điển vu dung đài. Dịch danh kỳ trọng. Bị hồng chương vu bí tẩm. Mệnh sách du sùng. Uyển khắc sơ trình. Dao giam vĩnh hoán.

Duy Hoàng hậu tường chung huân tộc. Giáo bỉnh danh tông, nhu gia hiệp đồ sử chi quy. Thục thận biểu hành hoàng chi độ. Hà hoàng khảo chi từ mệnh, tác phối Trẫm cung. Mông hoàng tỉ chi bao xưng. Thâm gia chí tính. Túc tự khôn ninh chính vị. Mỗi tiêu cán chi tương tư. Thường giai huyên điện thừa hoan. Thật sảnh ôn chi thị đại. Phụng thần linh chi thống. Khắc tự huy âm. Đoan cung phủ chi hình. Hoành tuyên lệnh vấn. Lễ tu kiển quán. Kiệm cần tắc cung duệ luyện y. Ân hiệp tiêu đồ. Nhân thứ tắc trạch quân cù mộc. Tổng bình sinh chi ý hành. Mạc khánh du dương. Tiến nhất huệ chi hồng danh. Dụng thùy cửu viễn. Thức tuần di điển. Viên bố minh luân. Tại tích kiềm lâu. Thụy định vu kỳ thê. Diệc việt triển cầm. Lụy truyện vu nãi phụ. Cái do kháng lệ chi đốc. Phỉ triều y tịch dĩ tương tòng. Tư năng tiêm tất vô di. Hữu mỹ nhi văn chi bị chí. Truy tư hoàng hậu chi thục đức. Duy trẫm tri chi vi tối thâm. Trù tư thụy điển chi long xưng. Tự trẫm hành chi nhi duẫn hiệp. Duy Hiền dữ Hiếu. Thật nãi kiêm ưu. Viết hiếu thả hiền. Từ vô dật mỹ.

Tư dĩ sách bảo, thụy viết Hiếu Hiền Hoàng hậu.

Vu hí! Xiển dương chí hành. Thốn tâm khả tín vu thiên thu. Ước cử đại đoan. Lưỡng tự thật cai phu chúng thiện. Kim chương long nữu lan cung chi bảo khí do tân. Hương kiểm loan thư phủ trướng chi lang hàm triệu thiết. Chỉ ưng sủng bí. Mặc giám truy tư. Ai tai!

— Sách thụy văn Hiếu Hiền Hoàng hậu[12]

Năm Càn Long thứ 17 (1752), ngày 13 tháng 10, giờ Thần, phụng di kim quan của Hiếu Hiền hoàng hậu đến Thanh Đông lăng, là Thắng Thủy Dục địa cung (胜水峪地宫). Ngày 27 tháng 10, Hiếu Hiền Hoàng hậu chính thức được an táng trong địa cung của Thắng Thủy Dục địa cung, tức Dụ lăng. Sau khi đó, Càn Long Đế tự mình thiết lập Tổng quản nha môn cho lăng của bà, trong đó có Tổng quản, Phó tổng quản, Chương kinh, Bút thiếp thức, tổng cộng 23 quan viên, thêm lính trông coi lăng mộ 80 người. Trông coi lăng tẩm, chỉ này hạng nhất chi tiêu, mỗi năm liền cần bạc 10.000 lượng trở lên.

Việc bà qua đời để lại cho Càn Long Đế nhiều sự tiếc nuối. Từ khi Hiếu Hiền Hoàng hậu qua đời, Trường Xuân cung nơi bà ở cũng để nguyên trạng như vậy, Càn Long Đế không cho tần phi nào vào ở nữa, mãi cho đến những năm cuối cùng trị vì, do thoái vị mà chấp nhận tân phi vào đó cư trú. Sau khi mãn tang 100 ngày, Hoàng đế dụ rằng:"Trẫm với Hiếu Hiền Hoàng hậu tình nghĩa long trọng, thiên hạ thần dân khắp nơi đều biết, mà quản lý tang nghi, cũng không chịu lấy một hào tư ý, hơi vẫn điển thường".

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), tháng 9, sau khi Càn Long Đế qua đời và được dâng Đế thụy [Thuần], thì Gia Khánh Đế theo ý Đại học sĩ Vương Kiệt, soạn dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Hiền Hoàng hậu để hợp quy tắc, là Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu (孝賢誠正敦穆仁惠輔天昌聖純皇后)[13]. Ngày Tân Dậu cùng tháng, tiến hành lễ sách thụy của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu cùng với sinh mẫu của Tân Hoàng đế là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu[14]. Ngày 19 tháng 9 (âm lịch), tiến hành lễ dâng thần vị Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu vào Thái Miếu. Chiếu cáo thiên hạ[15]. Từ đó về sau, Hoàng hậu Phú Sát thị không còn gọi là [Hiếu Hiền Hoàng hậu] nữa, mà được gọi là [Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu].

Về sau, qua các đời Hoàng đế, bà được dâng thụy hiệu đầy đủ là: Hiếu Hiền Thành Chính Đôn Mục Nhân Huệ Huy Cung Khang Thuận Phụ Thiên Xương Thánh Thuần Hoàng hậu (孝賢誠正敦穆仁惠徽恭康順輔天昌聖純皇后).

Liên quan